Kinh doanh bất động sản: Kẻ ra - người vào
CafeLand - Trong khi các ông lớn trong ngành bất động sản lao đao đi tìm
hướng kinh doanh mới để duy trì sự sống và thoát khỏi “vũng lầy” nợ nần
thì vẫn có những ông lớn ngoài ngành chen chân vào xí phần miếng bánh
nhà đất hiện nay.
Có thể nói thời gian qua ông lớn trong ngành bất động sản phải tìm kiếm
nghề tay trái nhằm tìm hướng đi mới và chia sẻ một phần khó khăn khi
bất động sản đóng băng. Phải kể đến gần đây nhất là công ty Kinh Bắc
Công ty của ông Đặng Thành Tâm đăng ký sản xuất CD VCD, sách điện tử
trong điều lệ công ty được thông qua tháng 6/2013. Từ trước tới nay Kinh
Bắc được biết đến chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, nhà ở.
Kinh tế khó khăn đến mức Đặng Thành Tâm phải thốt lên rằng: Đã có lúc
muốn kết thúc tất cả bằng cái chết.
Sau bao biến cố và khó khăn, Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT đã có lãi trở lại, cổ phiếu liên
tục tăng giá. Năm 2013, công ty Kinh Bắc đã ký được hợp đồng cho thuê
đất, nhà xưởng với nhiều doanh nghiệp, đưa mức lãi lên hơn 80 tỷ đồng,
cải thiện mạnh so với mức lỗ hơn 480 tỷ đồng năm trước.
Công ty Bất động sản Phát Đạt chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động
sản nhưng công ty Phát Đạt vẫn muốn vươn “vòi bạch tuộc” của mình ra
các ngành khác như. Cụ thể, công ty đăng ký chăn nuôi gia cầm, trồng cây
ăn quả, cao su, cà phê, buôn bán tre nứa, gỗ cây… Đặc biệt, có ngành
săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ liên quan. Năm 2013, bất động sản
Phát Đạt vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, đạt 3,9 tỷ đồng, sau khi hội
đồng quản trị quyết định điều chỉnh vào phút cuối. Trước đó, đầu năm
2013 Phát Đạt đặt mục tiêu doanh thu 303 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 36
tỷ đồng, nhưng cuối năm điều chỉnh về còn 40 tỷ đồng doanh thu và 3 tỷ
đồng lợi nhuận.
Hoàng Anh Gia Lai đã trở thành một tập đoàn đa ngành vốn điều lệ gần
7.200 tỷ đồng, kinh doanh từ bất động sản, cao su, mía đường, thủy điện
đến bóng đá. Song, sẽ ít ai ngờ rằng, trong điều lệ của công ty thông
qua tháng 4/2013, ca nhạc tạp kỹ cũng được ghi nhận là lĩnh vực kinh
doanh của Hoàng Anh Gia Lai.
Mặc dù không bị thu lỗ khi kinh doanh bất động sản nhưng để cứu vãn Nhà
Thủ Đức thoát khỏi tình cảnh sụt giảm lợi nhuận, ngoài kinh doanh bất
động sản thì Nhà Thủ Đức còn tham gia kinh doanh nông sản, phân bón.
Theo báo cáo tài chính, doanh thu từ kinh doanh bất động sản đầu tư của
Nhà Thủ Đức trong năm 2013 chỉ đạt 1,94 tỷ đồng, còn lại 447 tỷ đồng của
công ty chủ yếu từ hoạt dịch vụ và bán hàng.
Mặc dù các ông lớn trong ngành bất động sản đang tìm cách rút dần vốn
để đầu tư vào các ngành khác, thì không ít công ty mới nhảy vào thị
trường bất động sản. Phải kể đến như Công ty Cổ phần Lắp Máy tại phường
Phú Thượng, Công ty Cổ phần Chế biến sản phẩm chăn nuôi Hà Nội, Công ty
Phát triển du lịch Long Biên, đại gia bảo hiểm PVI Hodings và Ô tô
Trường Hải. Ô tô Trường Hải tham gia vào lĩnh vực bất động sản khi đầu
tư vào dự án khu dân cư Đại Quang Minh ở khu đô thị mới Thủ Thiêm với
cái tên Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Liệu câu nói nổi tiếng của tỷ phú Warrent Buffet: “Hãy biết sợ khi
người khác đang tham lam và tham lam khi mọi người đang sợ hãi" có giúp
các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành như bảo hiểm PVI Hodings hay ôtô
Trường Hải tạo nên cú hích lớn trên thị trường bất động sản hay đi theo
vết xe đổ của đậu phộng Tân Tân, Tập đoàn Mai Linh.